Châu Á – nơi bắt nguồn của Tết Nguyên đán

Trong chuỗi 365 ngày tất bật, Tết là khoảng dừng để nhìn lại những gì đã qua và ước mong một năm mới ngập tràn hạnh phúc. Tết Nguyên đán – khoảnh khắc thiêng liêng khi được đoàn tụ gia đình, được nghỉ ngơi. Chơi gì, ở đâu trong những ngày này?

Tết Nguyên đán – lễ hội của tâm hồn…

Tự bao giờ, Tết Nguyên đán đã in sâu trong tiềm thức của mỗi người con châu Á bởi nó là thời điểm linh thiêng, đánh dấu sự khởi đầu cho một mùa xuân tràn trề nhựa sống, vạn vật sinh sôi. Bởi lẽ đó, bên cạnh Tết Dương lịch được xem là cột mốc thời gian quan trọng chi phối mọi hoạt động trong “thế giới phẳng” thì Tết Âm lịch vẫn được xem là “điểm tựa tinh thần” của người châu Á với rất nhiều lễ hội và sự kiện quan trọng không gì có thể thay thế được.

SEESAW

Với người Á Đông, Ngày Tết luôn có một ý nghĩa đặc biệt bởi đó chính là thời khắc nhắc nhớ đến tổ tiên đã khuất để bày tỏ lòng biết ơn, sự thành kính. Đó cũng là giây phút ấm áp, hạnh phúc của những người con xa xứ được trở về nhà ăn bữa cơm sum họp. Không chỉ riêng ở Việt Nam, chuyện tàu xe, vé máy bay ngày Tết cũng là đề tài nóng tại nhiều nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Singapore… Biển người chen chúc nhau tại bến xe, ga tàu, sân bay hay từng đoàn xe dài nối tiếp nhau trên đường cao tốc về quê ăn Tết là những hình ảnh đã quá quen thuộc. Dù tốn kém tiền bạc, vất vả khi phải di chuyển trên những chặng đường quá dài, nhưng một cái Tết yên vui, ấm áp bên gia đình là món quà vô giá đối với mỗi người.

Còn điều gì hạnh phúc hơn khi cùng gia đình quây quần chuẩn bị những món ngon ngày Tết, sửa soạn nhà cửa và mâm cỗ cúng ông bà đêm 30. Mùi hương trầm thoang thoảng trên bàn thờ tổ tiên, hương hoa thơm ngát quyện cùng mùi thức ăn thơm nức, nóng hổi… tạo thành hương vị đặc trưng, mà đã có người ví von đó là “mùi Tết”. Mùi hương ấy dù bao năm xa nhà vẫn không phai nhạt trong tâm khảm của những người con châu Á vốn xem trọng và đề cao tình cảm gia đình.

Tại Việt Nam, Tết Nguyên đán là mùa lễ hội lớn nhất với rất nhiều sự kiện hấp dẫn trải dài từ Bắc chí Nam chuyên chở nhiều giá trị tinh thần quý báu. Tết bắt đầu từ rất sớm, khi người người bắt đầu chuyển đổi lịch Dương quen thuộc bằng cụm từ “hăm mấy Tết”. Mùa xuân đã khởi đầu bằng ngày rằm tháng Chạp ba tuốt lá mai, lá đào ngoài vườn; khẽ chạm ngõ khi 23 Tết mẹ sắm sanh mũ, áo giấy và cá chép để tiễn ông Táo về trời và rộn ràng khi nhà nhà nô nức đi chợ xuân mua thực phẩm, hoa Tết đỏ vàng rồi quây quần canh nồi bánh Chưng, bánh Tét đón giao thừa.

Bên cạnh chúng ta, nước láng giềng Trung Quốc cũng có khá nhiều nét văn hóa tương đồng trong các phong tục đón Tết. Đây là ngày lễ lớn nhất trong năm, gọi là Xuân Tiết kéo dài từ mùng 1 Tết đến lễ hội đèn lồng rằm tháng giêng. Tại quốc gia có đông người đón Tết Nguyên đán nhất thế giới này, không khí mùa xuân đã về rất sớm. Từ trên phố đến từng nhà, đều rực rỡ lồng đèn đỏ, câu đối, chậu quất vàng ươm… Các món đồ trang trí màu đỏ, vàng là mặt hàng được mua nhiều nhất. Khắp các công viên lớn đều tưng bừng đốt pháo mở hội xuân, biểu diễn lân – sư – rồng và những trò chơi dân gian vui nhộn mừng năm mới.

Singapore

Ngay từ những ngày trước Tết, đèn lồng đỏ được treo khắp đường phố. Khu Chinatown nhộn nhịp mua bán thực phẩm và trái cây cho ngày Tết. Người dân nô nức đến đền chùa để lễ Phật, xin lộc đầu năm. Đảo quốc Sư tử biển đón Tết với lễ hội Chunjie diễn ra ở khu Chinatown bao gồm lễ hội Hoa đăng, lễ hội Singapore River Hongbao và lễ hội đường phố Chingay… thu hút hàng triệu du khách tham dự mỗi năm.

Mỹ, Australia

Ảnh hưởng của Tết Nguyên đán châu Á còn lan rộng đến những thành phố lớn trên toàn thế giới – nơi có đông đảo người Châu Á sinh sống. Tại San Francisco (Mỹ), Tết ở đây kéo dài đến vài tuần cùng nhiều hoạt động đặc sắc như lễ diễu hành, múa lân mừng năm mới. Tại Sydney (Australia), hàng ngàn người châu Á đổ về trung tâm Sydney tham gia lễ hội đón Tết âm lịch với nhiều chương trình sôi nổi, thưởng thức thực phẩm Á Đông và ngắm nhìn hàng trăm chiếc đèn lồng rực rỡ treo khắp nơi.

Hồng Kông

Tại Hồng Kông, Tết Âm lịch được tổ chức với rất nhiều hoạt động hấp dẫn. Đầu tiên là hội hoa xuân bắt đầu từ 25 Tết, nơi bày bán rất nhiều loài hoa tượng trưng cho sự thịnh vượng và may mắn. Đặc biệt, lễ hội pháo hoa tại cảng Victoria chính là bản hòa tấu ánh sáng tuyệt vời giữa những tòa nhà cao tầng lung linh. Dịp này, người Hồng Kông cũng thường đi xem đua ngựa và đặt cược để hy vọng tìm may mắn.

Singapore

Ngay từ những ngày trước Tết, đèn lồng đỏ được treo khắp đường phố. Khu Chinatown nhộn nhịp mua bán thực phẩm và trái cây cho ngày Tết. Người dân nô nức đến đền chùa để lễ Phật, xin lộc đầu năm. Đảo quốc Sư tử biển đón Tết với lễ hội Chunjie diễn ra ở khu Chinatown bao gồm lễ hội Hoa đăng, lễ hội Singapore River Hongbao và lễ hội đường phố Chingay… thu hút hàng triệu du khách tham dự mỗi năm.

Hàn Quốc

Hàn Quốc gọi Tết cổ truyền là Seollal. Buổi tối trước Giao thừa, người Hàn tẩy trần bằng nước nóng và đốt các thanh tre để xua đuổi tà ma. Mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu món canh bánh gạo Tteokguk – mang ý nghĩa đem lại nhiều may mắn trong tương lai. Sáng mùng 1 Tết, sau khi cúng bái tổ tiên, cả nhà đi chúc tết hàng xóm, người thân, đi thăm mộ, du xuân hay lễ chùa. Bọn trẻ được thỏa sức tham gia các trò chơi truyền thống: kéo co, thả diều, bập bênh và yut-nori – một loại trò chơi trên ván gỗ dùng gậy.

You may also like...