Thác Ponguor Đà Lạt – thác đẹp nhất trời Nam

Đà Lạt – Lâm Đồng được thiên nhiên ưu đãi với nhiều đồi núi, sống suối, thác nước, rừng thông bạt ngàn. Ngoài những thác nước đã đi vào lòng du khách khi đến với Đà lạt như; thác Cam Ly, Thác Datanla, Thác Prenn thì không thể không nhắc đến “Nam Thiên Đệ Nhất Thác” của khu vực Nam Tây Nguyên. Đó chính là Thác Ponguor – một kiệt tác của tạo hóa dành cho khu du lịch Đà Lạt 

Cách trung tâm Đà Lạt khoảng 50km về hướng Đức Trọng . Nếu bạn đi từ hướng quốc lộ 20 Thành Phố Hồ Chí Minh – Đà Lạt, đến cây số 260 thuộc huyện Đức Trọng, rẻ trái đi vào khoảng 6km quý du khách sẽ bắt gặp một ngọn thác hoang sơ và hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên. Nơi này được người dân địa phương gọi là thác Bảy tầng bởi dòng thác chảy qua hệ thống đá bậc thang 7 tầng với độ cao gần 40m.

Đường vào thác là khung cảnh khá yên bình và nên thơ nếu bạn đi vào tháng 10 sẽ bắt gặp hình ảnh điệp vàng nở rộ tạo nên con đường cong cong dẫn vào thác một màu vàng ươm đẹp mắt đến ngỡ ngàng.

Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ vẫn còn nơi đây lưu giữ. Thác nước được bao quanh bởi khu rừng nguyên sinh có diện tích khoảng 2,5 ha với thảm thực vật đa dạng, phong phú. Nơi đây còn rất nhiều cây cổ thụ, muông thú sinh sống.

Sổ tay du lịch xin giới thiệu sơ qua cho bạn về dòng thác này như sau: Đây là ngọn thác nổi tiếng đẹp mơ màng và hùng vĩ  thuộc vùng Nam Tây Nguyên, từng được người Pháp đánh giá là ngọn thác “hùng vĩ nhất Đông Dương”. Vẻ hùng vĩ của thác còn được Vua Bảo Đại công nhận là  “Nam thiên đệ nhất thác” (nghĩa là thác nước hùng vĩ nhất trời Nam) vào khoảng 60 năm trước. Đến năm 2000, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã có quyết định công nhận nơi đây là di tích lịch sử và thắng cảnh quốc gia.

Thác Ponguor

Thác Ponguor Đà Lạt

Thác pongour còn gắn với truyền thuyết hào hùng của người đồng bào dân tộc K’Ho. Truyện kể rằng: Ngày xưa vùng đất này do một nữ tù trưởng người K’ho xinh đẹp cai quản, nàng tên là Kanai. Nàng có tài chinh phục thú dữ, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ lợi ích cho con người, trong đó có bốn con tê giác to lớn khác thường luôn tuân lệnh nàng dời non ngăn suối, khai phá nương rẫy sẵn sàng chiến đấu chống lại kẻ thù, bảo vệ cho dân làng. Một hôm vào đúng ngày rằm tháng giêng, nàng chút hơi thở cuối cùng, bốn con tê giác quanh quẩn bên nàng ngày đêm không rời nửa bước, chẳng buồn ăn uống cho đến chết. Không lâu sau mọi người trong làng hết sức ngạc nhiên khi thấy nơi nàng yên nghỉ sừng sững một ngọn thác đẹp tuyệt trần. Thì ra, mái tóc của nàng Kanai đã hóa thành dòng nước trắng xóa, trong xanh, mát rượi còn những phiến đá xanh rêu to lớn làm nền cho thác đổ chính làm những chiếc sừng của tê giác hóa thành – đó chính là biểu tượng của sự đoàn kết, gắn bó vĩnh cửu giữa con người Đà Lạt với thiên nhiên bao la. Nếu có thời gian bạn nên ghé thăm cả núi Liang Biang Đà Lạt nữa nhé. Hùng vĩ nhưng cũng không kém phần thơ mộng đâu ạ.

Thác Pongour Đà Lạt có lịch sử từ nhiều người, nhiều giai đoạn và ngày nay có ngày kỷ niệm. Đó là dịp trăng tròn đầu tiên của mùa ấm áp, núi rừng khởi sắc để làm ngày “kỷ niệm” cho bộ tộc của nàng. Trong những năm 60 của thế kỷ này, nhiều người Hoa ở Tùng Nghĩa (Đức Trọng) nhân tết Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng) thường tổ chức các cuộc viếng chùa miếu, lăng tẩm, các thắng cảnh, các di tích lịch sử kết hợp với phong tục của dân bản địa (K’ho, Churu) và người các dân tộc di cư 1954 (Thái, Thổ, Tày, Nùng…) cùng đặt ra lễ thác Pongour (thường gọi là thác Thiên Thai). Vào rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm từng đoàn người từ các thị trấn Liên Nghĩa, Cao Bắc Lạng, Lục Nam… của Đức Trọng và các vùng Brơtel, Phú Mỹ, Lạc Sơn, Bằng Tiên, Ngọc Sơn, Đinh Văn… của Lâm Hà nườm nượp trẩy hội thác Pongour.

Với chiều ngang của thác rộng hơn 100m, độ cao của dòng thác hơn 30m. Vào mùa mưa, nước đổ trắng xóa tung tóe xuống một hồ lớn nằm giữa thung lũng hoang sơ, chung quanh là rừng nguyên sinh bạt ngàn tạo thành những âm thanh như sấm động, bụi nước tỏa thành làn sương huyền ảo một vùng. Tuy nhiên vào mùa khô, ngọn thác trở nên hiền hòa với những tảng đá bằng phẳng, dòng nước dưới chân ngọn thác trong vắt…

Tham khảo tour Đà Lạt 3 ngày 2 đêm http://dulichkhatvongviet.com/du-lich-trong-nuoc/du-lich-da-lat-3-ngay-2-dem-gia-re/

Với ngọn thác này, một tục lệ đã có từ lâu mà đến giờ vẫn còn duy trì, đó là vào rằm tháng giêng hằng năm, nơi đây là điểm du lịch không thể thiếu của nhân dân địa phương Lâm Đồng cũng như khách thập phương đến đây du xuân để mong ước được đi vào cõi thiên thai! Đây là lúc mà người ta không còn phân biệt Kinh – Thượng, họ tự trao đổi tâm tình, tìm hiểu và yêu mến nhau…

Bạn đã đến Đà Lạt mà chưa đến thác Ponguor thì cũng coi như… chưa đến Đà Lạt, chưa thấy được vẻ mơ màng, hoang dã của Nam Tây Nguyên. Vậy hãy cùng nhau đến Ponguor vào rằm tháng giêng này nhé!

You may also like...