Những dấu ấn du lịch Việt Nam năm 2013

2013 là năm thành công của du lịch Việt Nam khi liên tục có mặt trong các bảng xếp hạng thế giới và khu vực, nhưng cũng là năm đầy nước mắt của các bạn trẻ yêu thích du lịch bụi.

1. Tìm kiếm Đại sứ Du lịch

Từ đầu năm, hoạt động tìm kiếm Đại sứ Du lịch đã tốn không ít giấy mực báo chí với nhiều tranh luận trái chiều xung quanh các gương mặt ứng cử. Bên cạnh ý kiến ủng hộ những gương mặt mới ứng cử, không ít người phản đối và tỏ ra nuối tiếc trước sự rút lui của cựu Đại sứ du lịch Lý Nhã Kỳ.

dau-an-du-lich-16-12-1

Ba trong số 5 ứng viên Đại sứ Du lịch Việt Nam.

Rất được công luận quan tâm nhưng lượng hồ sơ ứng cử vẫn tỏ ra hạn chế. Mặc dù đã kéo dài thời hạn nhận hồ sơ đến hết ngày 31/10, nhưng danh sách chốt mà Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch (VHTTDL) nhận được vẫn là 5 ứng viên quen thuộc gồm: người đẹp Huỳnh Thị Ngọc Hân, cô giáo Đỗ Thị Hồng Thuận, diễn viên Lan Phương, Hoa hậu Đông Nam Á Diệu Hân, Á hậu châu Á tại Mỹ Châu Mộng Như.

Ông Phan Đình Tân, Phó chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ VHTTDL cũng cho biết, nếu không có hồ sơ đạt tiêu chí, Bộ sẽ không bổ nhiệm Đại sứ Du lịch.

2. 110 năm du lịch Sapa và khởi công xây dựng cáp treo lên đỉnh Fansipan

2013 là năm diễn ra nhiều sự kiện du lịch nổi bật tại Sapa, Lào Cai. Trước hết là các hoạt động kỷ niệm 110 năm du lịch Sapa (bắt đầu từ 15/10 đến 3/11), thu hút khoảng 40 nghìn khách du lịch tới Lào Cai, nâng tổng số du khách tính đến đầu tháng 11 khoảng 1 triệu lượt người, về trước kế hoạch năm hai tháng.

Cáp treo lên Fansipan sẽ dài khoảng 6,2 km.

Cũng trong dịp này, dự án xây dựng hệ thống cáp treo phục vụ du khách tham quan từ Sapa đi thung lũng Mường Hoa và đỉnh Fansipan được phát lệnh khởi công. Điểm nhấn của dự án là hệ thống cáp treo 3 dây độc đáo, lần đầu tiên có tại châu Á. Đây cũng sẽ là hệ thống cáp treo 3 dây dài nhất, cao nhất, phức tạp nhất thế giới.

Tại lễ kỷ niệm 110 năm du lịch Sapa, tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao chứng nhận kỷ lục Việt Nam cho hai thắng cảnh là đèo Ô Quý Hồ (Lai Châu – Lào Cai) – đèo dài nhất Việt Nam và thửa ruộng bậc thang có nhiều bậc nhất – 121 bậc, ở huyện Sapa, Lào Cai.

3. Việt Nam liên tục có mặt trong các bảng xếp hạng thế giới và khu vực

– Hà Nội vào top 10 điểm đến đang lên của thế giới do trang web du lịch danh tiếng TripAdvisor công bố.

Hà Nội đứng thứ 14 trong số 25 điểm đến tại châu Á được du khách yêu thích nhất do TripAdvisor bình chọn. Ảnh: dulichvietnam

– Việt Nam chiếm 3 suất trong danh sách 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á do độc giả TripAdvisor bình chọn, gồm: Bảo tàng Chứng tích lịch sử, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Bảo tàng Dân tộc học.

– Địa đạo Củ Chi vào top 12 công trình ngầm bậc nhất thế giới do hãng tin CNN (Mỹ) bình chọn.

– Việt Nam có 12 món vào “Top các món ăn đạt giá trị ẩm thực Châu Á” do tổ chức kỷ lục châu Á ghi nhận, gồm: phở, bún chả, bún thang (Hà Nội), bánh đa cua Hải Phòng, cơm cháy Ninh Bình, miến lươn Nghệ An, bún bò Huế, mì Quảng (Quảng Nam), phở khô Gia Lai, bánh khọt Vũng Tàu, gỏi cuốn Sài Gòn, cơm tấm Sài Gòn.

– Bún chả Hà Nội cũng được hãng tin CNN bình chọn là một trong 25 món ăn mùa hè hấp dẫn nhất thế giới.

– Cầu khỉ 2 lần vào top những cây cầu nguy hiểm nhất thế giới. Lần 1 do tờ Toptensthings bình chọn, lần 2 là tạp chí Du lịch nổi tiếng của Mỹ- Travel & Leisure.

Và còn rất nhiều điểm du lịch khác ở Việt được thế giới vinh danh.

4. Đờn ca tài tử Nam bộ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Nam Bộ

Tháng 12/2013, UNESCO chính thức công nhận Đờn ca tài tử Việt Nam là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian sử dụng đàn và ca, do những nông dân Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động.

 da

Đờn ca tài tử là loại hình diễn tấu có ban nhạc. Ảnh: radiovietnam

Việc Đờn ca tài tử Nam Bộ được vinh danh cho thấy thế giới đánh giá cao loại hình âm nhạc này của Việt Nam. Bên cạnh chứng tỏ được sức sống của văn hoá truyền thống Việt Nam trong dòng chảy hội nhập vào văn hoá thế giới, sự kiện này còn góp phần thu hút khách du lịch đến với Việt Nam.

5. Năm rủi ro của phượt thủ

“Xách ba lô lên và đi” của tác giả Huyền Chip (Nguyễn Thị Khánh Huyền) sau khi xuất bản tập 1 (21/1/2013) thu hút được rất nhiều sự quan tâm của độc giả. Nhưng đến tập 2, cuốn sách nhanh chóng bị đặt dấu hỏi lớn về tính chân thật của nhiều chi tiết trong đó. Cuối cùng, tác giả cuốn sách – phượt thủ một mình đi qua 25 nước đã phải tự nhận 2 lỗi sai: vượt biên trái phép và cường điệu hóa nhiều chi tiết sách.

Năm 2013 cũng là một năm buồn của du lịch bụi:

– Tháng 7/2013: Trong một chuyến leo Fansipan, bạn Ngọc Ánh tự ý tách đoàn trong khi di chuyển từ độ cao 2.800 m về Trạm Tôn và mất tích cho đến nay.

– Tháng 8/2013: Anh Chu Hồng Đăng (Cheetah), “kẻ hộ mệnh” trên đường của dân du lịch bụi qua đời sau vụ tai nạn giao thông tại Nhổn (Hà Nội), khi đang trên đường phượt về từ Tú Lệ.

– Tháng 12/2013: Tại địa phận Hòa Bình, một xe trong đoàn phượt 60 người gặp nạn, bạn Thu Hiền ra đi ngay lần đầu tiên đi phượt, xế chấn thương sọ não.

You may also like...